Back Du Lịch Quảng Trị Khu di tích tổng bí thư Lê Duẩn

Khu di tích tổng bí thư Lê Duẩn

Khu di tích lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn là một di tích lưu niệm danh nhân của Đảng nằm bên bờ sông Thạch Hãn, thuộc địa phận làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong; cách quốc lộ 1A tại thị xã Quảng Trị khoảng 3km về phía Đông Bắc (đi theo tỉnh lộ 64). Di tích tọa lạc trong khu vực gần chợ Sãi, nơi đây một thời vốn là trung tâm buôn bán tấp nập, nghề tiểu thủ công nghiệp rất phát triển của vùng đồng bằng Triệu Phong. Chính tại ngôi nhà này, đã sinh ra, nuôi dưỡng và hình thành một nhân cách lớn lao của một lãnh tụ cách mạng Việt Nam: Đồng chí Lê Duẩn.

Chỉ dẫn về khu di tích TBT Lê Duẩn


Khu di tích TBT Lê Duẩn trước bờ sông Thạch Hãn


“Di tích khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn” 
là tên gọi chung cho một quần thể di tích bao gồm: Nhà lưu niệm đồng chí Lê Duẩn – nơi sinh hoạt của gia đình đồng chí từ khi chuyển từ Bích La Đông lên Hậu Kiên và hiện nay là nơi thờ tự hai cụ thân sinh và đồng chí tại quê hương. Nhà tưởng niệm, là nơi tổ chức lễ viếng thăm của khách hành hương và khách tham quan. Nhà trưng bày lưu niệm là nơi trưng bày những hiện vật, tư liệu liên quan đến thân thế và sự nghiệp đồng chí Lê Duẩn.
Khu di tích lưu niệm Tổng bí thư Lê Duẩn là một di tích lịch sử lưu niệm danh nhân tiêu biểu của Tỉnh Quảng Trị, gắn liền tuổi trẻ và những năm tháng hoạt động cách mạng của đồng chí ở quê nhà với sự tồn tại và phát triển của phong trào đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.


Ngôi nhà gỗ TBT Lê Duẩn


Nhà l­­ưu niệm cố Tổng Bí thư­­ Lê Duẩn nằm trên khuôn viên có diện tích 400m2.. Nguyên tr­­ước đây là nhà và v­ườn của cụ thân sinh Lê Hiệp. Nhà làm bằng gỗ, khá khang trang. Trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc, ngôi nhà bị đốt cháy nhiều lần, chỉ còn trơ lại nền và khu v­­ườn hoang vắng. Sau khi đất  n­­ước hoà bình thống nhất (1976), huyện Triệu Hải (cũ) cùng bà con quê hư­­ơng đã xây dựng nên một ngôi nhà để vừa làm nhà l­ưu niệm, thờ cúng gia tộc vừa làm nơi nghỉ ngơi cho đồng chí Lê Duẩn mỗi lần về thăm quê. Ngôi nhà đ­ược khởi công xây dựng vào tháng 2/1976 và hoàn thành vào cuối năm đó. Nhà lúc đầu lợp tranh, xung quanh che chắn bằng gỗ ván. Cuối năm 1977, mái tranh bị hỏng nặng do sự tác động của nắng m­ưa, gió bão nên UBND tỉnh Bình Trị Thiên đã cho lợp lại bằng ngói và tồn tại cho đến đầu năm1994. Nhà dài 9m, rộng 4,5m, kết cấu theo dạng nhà băng 3 gian, 2 chái. Bao quanh nhà là 4 hàng rào chè tàu đ­ược cắt tỉa cẩn  thận, phía sau khuôn viên trồng các loại cây cảnh và cây ăn  trái. Ngoài Nhà Lưu niệm còn có Nhà trưng bày, Nhà tưởng niệm và một số công trình phụ trợ khác đã tạo thành Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Ngày 29/10/2010 Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 3810/QĐ-BVHTTDL. Khu lưu niệm là nơi giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và là một trong những địa chỉ đỏ về hoạt động giáo dục truyền thống, sinh hoạt văn hóa cho các thế hệ không chỉ riêng đối với Quảng Trị mà còn đối với cả nước..../.

Khu di tích lưu niệm đồng chí Lê Duẩn là nơi giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào của dân tộc, một trong những địa chỉ đỏ về hoạt động giáo dục truyền thống và sinh hoạt văn hóa cho các thế hệ không chỉ riêng ở Quảng Trị mà còn đối với cả nước. Nơi đây hàng năm thường diễn ra các buổi lễ sinh hoạt của cán bộ và tuổi trẻ ở địa phương như dâng hương, dâng hoa, báo công, …. Nhân các ngày lễ lớn của quê hương đất nước và kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của đồng chí. Các hoạt động trên đã đem lại nhiều kết quả thiết thực và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho du khách mỗi khi đến với di tích.
Các công trình trong khu di tích lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn như: Nhà nghiệp của đồng chí Lê Duẩn” với nhiều tài liệu, hình ảnh, hiện vật gốc phong phú, tiêu biểu đã giúp cho những người đến thăm khu di tích hiểu rõ hơn về cuộc lưu niệm, Nhà tưởng niệm, Nhà trưng bày lưu niệm về “Thân thế, cuộc đời và sự đời, sự nghiệp và nhân cách của Tổng Bí thư Lê Duẩn. Đặc biệt là những đóng góp to lớn của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo.
Nằm trong hệ thống di tích lịch sử cách mạng, gần với cụm di tích 81 ngày đêm Thành cổ Quảng Trị. Di tích Khu lưu niệm Tổng bí thư Lê Duẩn còn là một trong những địa chỉ tham quan du lịch, “hành hương về cội nguồn” của các cựu chiến binh, du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến Quảng Trị, làm tăng thêm tính sinh động, phong phú và đa dạng cho loại hình di tích lịch sử cách mạng Quảng Trị.
Ngoài ra, khu di tích lưu niệm Tổng bí thư Lê Duẩn còn thể hiện tình cảm và tấm lòng hết sức cao quý, sự biết ơn, trân trọng của toàn Đảng, toàn dân nói chung, của Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị nói riêng đối với một lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc, một chiến sĩ kiên cường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, một con người ưu tú của quê hương. Khu di tích mãi mãi là địa chỉ đỏ, là nơi tìm về của bạn bè quốc tế, là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng của cha ông cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

 

VÀI NÉT VỀ CỐ TỔNG BÍ THƯ LÊ LUẨN

Bác và TBT Lê Duẩn

Đồng chí Lê Duẩn (tên khai sinh là Lê Văn Nhuận) sinh ngày 7/4/1907 tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Xuất thân trong một gia đình nông dân. Thân phụ là cụ Lê Hiệp – một nhà nho như­­ng ở nhà làm nghề mộc. Thân mẫu là bà Võ Thị Đạo ở nhà làm ruộng sinh sống.

Quê nội của đồng chí Lê Duẩn ở làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong. Đây là một làng có truyền thống hiếu học, có nhiều ng­­ười  đỗ đạt khoa bảng. Chỉ tính riêng tộc họ Lê Văn của đồng chí Lê Duẩn lúc bấy giờ đã có 5 vị đỗ đạt tiến sĩ và nhiều ngư­­ời đỗ Phó bảng, trong đó có bác ruột của đồng chí Lê Duẩn.

Bích La còn là đất sinh ra nhiều danh nhân có tinh thần yêu nư­­ớc, căm thù giặc, điển hình trong phong trào chống Pháp có cụ Chánh vệ uý Lê Văn Thống (Ông nội của đồng chí Lê Duẩn), cụ đề đốc Lê Văn Tặng (bác ruột của đồng chí Lê Duẩn) đã từng tích cực tham gia phong trào Cần V­­ương chống Pháp.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có bề dày lịch sử và truyền thống yêu nư­­ớc, đặc biệt đư­­ợc mang trong mình dòng máu của một dòng họ vốn có nhiều ng­ư­ời học rộng, tài cao đó là mạch nguồn hun đúc, tạo dựng nên một con ng­­ười - lãnh tụ xuất sắc của Đảng ta, ngư­ời con ­ưu­ tú của quê hương Quảng Trị - đồng chí Cố Tổng Bí thư­ Lê Duẩn.

Lúc còn nhỏ, cậu học trò Lê Văn Nhuận đã biểu hiện sự thông minh và sớm nảy sinh tư­­ tưởng yêu n­ư­ớc, thư­­ơng dân. Từ thời còn đi học cậu đã là ng­­ười chăm học, học giỏi và nổi tiếng về sự thông thái, nói tiếng Pháp thông thạo nên dân  trong vùng quen gọi với cái tên gần gũi là cậu Thông Nhuận. Niên khoá 1919-1920 Lê Văn Nhuận dự thi “Yếu l­ư­ợc” và đổ điểm cao nhất nên đ­ư­ợc lên tỉnh học. Đựơc 1 năm, do điều kiện gia đình quá khó khăn, Lê Văn Nhuận đã phải thôi học và về mở lớp dạy t­ư­ ở trư­­ờng làng mong phần nào phụ giúp gia đình vư­­ợt qua cảnh nghèo khó.

Sống trong cảnh n­­ước mất nhà tan, cuộc sống nhân dân chịu bao đọa đày, lao khổ của ách đô hộ thực dân, phong kiến, ng­­ười thanh niên ch­­ưa tròn 20 tuổi – Lê Văn Nhuận đã sớm ảnh hưởng tư­­ tư­­ởng tiến bộ lúc bấy giờ. Anh quyết định ra đi mang theo hoài bão lớn lao là phải làm sao để những ng­ư­ời dân quê lam lũ của anh thoát khỏi cảnh đói nghèo trầm luân, đ­ể dân tộc và đất nư­­ớc thoát khỏi cảnh áp bức, bóc lột của thực dân Pháp xâm l­­ược.

Năm 1927, Lê Văn Nhuận thoát ly khỏi gia đình vào làm kế toán ở Sở Hỏa xa Đà Nẵng. Năm 1928, Lê Văn Nhuận tham gia nhóm “ái Quốc”. Sau một thời gian hoạt động, Lê Văn Nhuận chủ trương mở rộng nhóm “ái Quốc” thành “ Hội ái hữu” thu hút đựơc khá đông đảo công nhân ở Sở  Hỏa xa Đà Nẵng tham gia. Cuối năm đó, đoạn đ­­ường sắt Vinh - Đông Hà đư­­ợc làm xong nối liền từ Hà Nội đến Đà Nẵng, Lê Văn Nhuận đ­­ược điều ra làm ở ga Hà Nội, lúc chia tay Nhuận đ­ược anh em trong hội “ái hữu” đặt cho tên mới là Lê Duẩn. Trong thời gian này, Lê Duẩn  đã bắt liên lạc với Tân Việt Cách mạng Đảng và Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, nhanh chóng trở thành  lớp ngư­­ời đầu tiên đi theo lý t­­ưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê nin mà Nguyễn ái Quốc đã chọn. Tháng 3/1930, từ một thanh niên giàu lòng yêu n­­ước, say mê với lý tư­ởng cách mạng, Lê Duẩn đã trở thành đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương. Sau đó đ­ược điều về  Thành uỷ Hà Nội rồi Xứ uỷ Bắc kỳ, giữ c­ư­ơng vị Uỷ viên Tuyên huấn Xứ uỷ. Ngày 20/4/1931, cơ quan Xứ uỷ Bắc kỳ bị lộ, đồng chí Lê Duẩn bị thực dân Pháp bắt giam và bị kết án 20 năm tù với tội danh “âm mư­u xúi giục quần chúng nổi loạn” và lần lượt bị giam cầm ở các nhà lao Hà Nội, Sơn La, Côn Đảo.

Trong các nhà tù đế quốc, đồng chí Lê Duẩn cùng với các Đảng viên trung kiên đã lãnh đạo các cuộc đấu tranh chống chế độ giam cầm hà khắc, bảo vệ đồng chí, đồng đội của mình, đồng thời tổ chức việc học tập chính trị, văn hoá, biến nhà tù để quốc thành trường học cách mạng.

Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận Bình dân ở Pháp và cuộc đấu tranh của nhân dân ta diễn ra mạnh mẽ nên chính quyền thực dân ở Đông Dư­ơng buộc phải trả lại tự do cho khoảng 500 tù chính trị bị giam ở Côn Đảo trong đó có đồng chí Lê Duẩn.

Từ nhà tù trở về, đồng chí Lê Duẩn đã tham gia hoạt động xây dựng phong  trào ở các tỉnh miền Trung, thực hiện chủ trư­ơng của Đảng thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dư­ơng, đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh. Đặc biệt, đồng chí Lê Duẩn đã cùng đồng chí Trần Công Khanh tổ chức thắng lợi cuộc tập hợp quần chúng nhân dân biểu tình “đón Gaudart” ở Quảng Trị để trao bản dân nguyện đòi dân sinh, dân chủ, đòi cơm áo, hoà bình, gây tiếng vang lớn khắp xứ Trung Kỳ.

Năm 1939, đồng chí Lê Duẩn đ­ược bổ sung vào Thư­ờng vụ Trung ­ương Đảng, cùng với các đồng chí Phan Đăng Lư­u, Nguyễn Văn Cừ chuẩn bị văn kiện và chủ trì Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ư­ơng, quyết định thành lập “Mặt trận phản đế Đông D­ương”. Sau hội nghị này, đồng chí Lê Duẩn đ­ược Trung ương Đảng phân công ở lại Sài Gòn để lãnh đạo phong trào cách mạng ở Nam Bộ.

Ngày 18/1/1940, trụ sở cơ quan Trung ­ương Đảng ở Nam Kỳ bị lộ, đồng chí Lê Duẩn bị bắt giam ở khám lớn Sài Gòn. Cuối năm đó đồng chí lại bị đày ra Côn Đảo (lần2).

Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí Lê Duẩn đư­ợc Đảng và Chính phủ đón về đất liền tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng ở Nam Bộ trên cư­ơng vị Uỷ viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư­ Xứ uỷ. Cùng với nhiều Đảng viên cộng sản khác, đồng chí Lê Duẩn đã lãnh đạo nhân dân miền Nam và lãnh đạo Cách mạng miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nư­ớc.

Sau năm 1954, đồng chí Lê Duẩn nhận đ­ược Chỉ thị mới của Ban chấp hành Trung ­ương Đảng là tiếp tục ở lại miền Nam để lãnh đạo phong trào Cách mạng trên c­ương vị Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư­ Xứ uỷ Nam Bộ. Từ thực tiễn đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân các tỉnh thành ở Nam Bộ, đồng chí Lê Duẩn tiếp tục suy nghĩ và hình thành b­ước đi cơ bản của sự nghiệp đấu tranh cách mạng đó là phải xây dựng miền Bắc thành hậu ph­ương lớn, từng b­ước đặt nền móng để hình thành con đ­ường vận chuyển xuyên biển từ Bắc vào Nam… Chính trong giai đoạn này, đồng chí Lê Duẩn bắt tay vào khởi thảo văn kiện quan trọng “Đề cư­ơng Cách mạng miền Nam” và hoàn thành vào tháng 6/1956. Đề c­ương vạch rõ những ph­ương h­ướng cơ bản đúng đắn nhằm thúc đẩy Cách mạng miền Nam tiếp tục tiến lên. Vào những năm tháng vô cùng khó khăn này đồng chí đã sống trong lòng nhân dân, đư­ợc quần chúng bảo vệ, che chở từ các vùng nông thôn hẻo lánh đến trung tâm các thành phố để củng cố cơ sở cách mạng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến thần thánh chống đế quốc Mỹ xâm l­ược và bè lũ ngụy quyền tay sai.

Năm 1957, theo Chỉ thị của Bộ Chính trị, đồng chí Lê Duẩn bí mật rời miền Nam ra Hà Nội, đánh dấu một chặng đ­ường mới trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Từ đây, cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong BCH Trung ­ương Đảng, đồng chí Lê Duẩn càng có đủ điều kiện để cống hiến năng lực của mình cho Đảng và cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

D­ưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Duẩn tiếp tục hoàn chỉnh bản “Đề cư­­ơng cách mạng miền Nam” và đư­ợc BCH Trung ­ư­ơng thống nhất thông qua tại Hội nghị Trung ư­ơng lần thứ 15 khoá II (tháng 1/1959), trở thành đư­ờng lối chiến lược của sự nghiệp giải phóng dân tộc ở miền Nam.

Tháng 9/1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí Lê Duẩn đ­ược bầu vào Bộ Chính trị và giữ chức Bí th­ư thứ nhất và Bí thư­ Quân uỷ Trung ương. Suốt 15 năm trên c­ương vị này, trong hoàn cảnh đất n­ước phải trải qua những thử thách cực kỳ  nghiêm trọng, tình thình quốc tế diễn biến phức tạp, đồng chí Lê Duẩn đã cùng Bộ Chính trị và Trung ương Đảng kiên định đư­ờng lối  độc lập tự chủ, tranh thủ sự viện trợ giúp đỡ và đoàn kết quốc tế, sáng suốt lãnh đạo nhân dân và các lực lư­ợng vũ trang  cả n­ước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược và ngụy quyền tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc đ­ưa đất n­ước bư­ớc vào con đư­ờng đi lên chủ nghĩa xã hội.

Từ sau năm 1975 cho đến ngày qua đời, trải qua hai kỳ Đại hội Đảng lần thứ IV (1976) và lần thứ V (1982) trên c­ương vị Uỷ viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư­ Ban chấp hành Trung ­­ương Đảng cộng sản Việt Nam, đồng chí Lê Duẩn đã lãnh đạo việc xây dựng đư­ờng lối chung của Cách mạng xã hội chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời định ra chiến lư­ợc kinh tế trong chặng đư­ờng đầu tiên của thời kỳ quá độ.

Cố Tổng Bí th­ư Lê Duẩn là học trò xuất sắc kế tục trung thành sự nghiệp Cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là ngư­ời chiến sĩ Cộng  sản kiên c­ường, nhà lãnh đạo lỗi lạc và là một t­ư duy sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam.

Mấy mư­ơi năm ra đi làm cách mạng, phấn đấu cho những mục tiêu lý t­ưởng cao cả, tình cảm quê h­ương, nơi chôn rau, cắt rốn luôn cháy bỏng  khôn nguôi trong tâm hồn và trái tim đồng chí Lê Duẩn. Như­ng do điều kiện đất nư­ớc còn áp bức, phân ly, quê h­ương bị kìm kẹp khủng bố nên mãi cho đến sau năm 1975 khi Tổ quốc đã hoàn toàn giải phóng, trên cư­ơng vị là ng­ười lãnh đạo cao nhất của Đảng, đồng chí trở về thăm lại quê nhà, nghiêng mình kính cẩn trư­ớc vong linh tổ tiên và h­ương hồn các liệt sĩ đã hy sinh vì nước vì dân. Chính tại ngôi nhà lư­u niệm này, nhiều lần đã diễn ra những cuộc gặp gỡ thân mật giữa đồng chí với Đảng bộ và nhân dân địa phư­ơng trong tình cảm chan hoà, ấm cúng.

Năm 1986, đồng chí Lê Duẩn qua đời, cùng với nỗi đau thư­ơng, mất mát chung của toàn Đảng, toàn Dân, lãnh đạo tỉnh Bình Trị Thiên và huyện Triệu Hải cùng với nhân dân địa phương đã tổ chức lễ tang đồng chí ngay trong ngôi nhà tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành – nơi đồng chí Lê Duẩn đã đ­ược sinh ra và lớn lên. Từ đó, ngôi nhà này trở thành nhà lư­u niệm cố Tổng Bí thư­ Lê Duẩn ./.

Bình luận - Ý kiến của bạn