Thứ bảy, 27 Tháng 10 2012 23:24

Làng Quy Thiện

Written by 
Bình chọn
(1 Vote)

Làng Quy Thiện xã Hải Quy ngày nay chính là làng Tri Lễ ngày xưa ! Làng Quy Thiện Thuộc xã Hải Quy huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.

Do biến cố của phong trào Cần vương năm 1885 mà sinh ra vụ xung đột giữa đồng bào không theo đạo với những người theo đạo Thiên chúa rồi gây nên chuyện giết hại lẫn nhau. Vì thế mà sau đó chính quyền Nam triều dưới sự điều khiển của Pháp buộc phải đổi lại tên làng Tri Lễ(biết lễ nghĩa) thành làng Quy Thiện(về với sự lành).

 Nguồn gốc làng Tri Lễ xưa là từ ngoài Bắc vào Nam lập nghiệp, cũng chưa có tài liệu nào nói rõ làng Tri Lễ ngoài Bắc thuộc tỉnh nào vào. Vì một số làng ngoài Bắc đều có tên là làng Tri Lễ như ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, làng Tri Lễ ở huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An...

Cụ Thái Văn Toản (cựu Thượng thư Bộ Lại triều Nguyễn thời Bảo Đại) đã nói lại với dân làng Quy Thiện rằng làng gốc là Tri Lễ từ huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An. Điều này cũng chưa tìm thấy cứ liệu xác thực để khảng định.

Theo cuốn “Trạng nguyên, tiến sĩ hương công Việt Nam’’ (trang 247) Cử nhân Lê Thanh Bạch người xã Trí Lễ, huyện Hải Lăng , tỉnh Quảng Trị . Thi hương khoa Đinh Mùi , Thiệu Trị thứ 7 ( 1847) tại trường Thừa Thiên , Làm quan tới chức tri phủ Thuận An ( Thành ?) , chết trận được thăng hàm thị độc” .

Làng Quy Thiện xưa và nay có các họ tộc: họ Thái, họ Lê, họ Nguyễn, họ Võ… Dân làng lo làm ăn sinh sống bằng nghề nông là chính, đồng thời có nghề làm gạch ngói cũng phát đạt một thời và có uy tín thương hiệu Gạch ngói Quy Thiện. Nhưng tiếc rằng đến nay nghề đó không duy trì được nữa vì nguồn đất sét do phù sa bồi đắp không còn nữa.

Dân làng Quy Thiện ngày nay lương và giáo đoàn kết làm ăn yên ổn. Con cháu của làng học hành thành đạt và đã đi làm việc ở nhiều nơi trong nước và nước ngoài. Một số người đã có học vị cao như TS. Thái Lê Thắng ,GS. Thái Văn Châu, TS. Thái Văn Minh, GS. TS. Thái Văn Cẩn, và nhiều Cử nhân, Kỹ sư, Luật sư, Bác sĩ v.v…

Hiện nay, dân làng đã xây lại khang trang các đình chùa, các nhà thờ họ để bà con có nơi sinh hoạt cộng đồng trong những dịp lễ hội, việc làng, việc họ được thuận lợi, vui vẻ, đầm ấm tình quê.

Read 1499 times Last modified on Chủ nhật, 28 Tháng 10 2012 23:58

Bình luận - Ý kiến của bạn