Làng Vây

Bình chọn
(5 votes)

Làng Vây nằm ở xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị. Nơi đây, thời chiến tranh, địch xây dựng một căn cứ hết sức vững chắc, có hệ thống công sự ngầm kiên cố bằng bê tông với 4 đại đội biệt kích và thám báo tinh nhuệ chốt giữ.

 

căn cứ làng vây

Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền, lấy Vĩ Tuyến 17 - sông Bến Hải làm ranh giới quân sự tạm thời cho lực lượng hai bên tập kết, sau hai năm sẽ thực hiện Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Nhưng với âm mưu từ  trước, Mỹ đưa tập đoàn phản động Ngô Đình Diệm lên cầm quyền nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Một mặt, chúng thực hiện nhiều chính sách thâm độc để đàn áp phong trào cách mạng, mặt khác xây dựng miền Nam thành một căn cứ quân sự lớn nhằm làm bàn đạp tấn công miền Bắc đồng thời ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.

Do đặc điểm địa lí Đường 9 chạy song song phía Nam vùng phi quân sự (cách trung bình 25km) Chúng cho rằng thiết lập một hệ thống các căn cứ quân sự đồn bốt, hàng rào điện tử dọc hành lang Đông - Tây Quảng Trị nhằm làm lá chắn vững chắc ở Nam khu phi quân sự, ngăn chặn sự chi viện của quân ta từ miền Bắc vào miền Nam. Vì vậy, Mỹ - ngụy đã biến Đường 9 thành con đường chiến lược và cho xây dựng thành một hệ thống tập đoàn cứ điểm mạnh nối liền Khe Sanh – Làng Vây – Tà Cơn.

làng vây

Làng Vây là một trong cứ điểm tiền tiêu mạnh trong hệ thống phòng thủ Đường 9 - Khe Sanh của Mỹ - Ngụy. Là căn cứ chốt, án ngữ cửa ngõ biên giới Việt – Lào, bảo vệ phía Tây cho cụm cứ điểm Tà Cơn. Cứ điểm Làng Vây được xây dựng trên hai cao điểm 320 và 230 với chiều dài 1.000 mét, rộng 600 mét. Ngoài lực lượng hùng hậu và trang bị vũ khí tối tân tại chỗ, căn cứ Làng Vây còn   được sự hỗ trợ tối đa ở phía sau kể cả lực lượng pháo binh, không quân và sẵn sàng ứng cứu, giải toả khi chúng bị tấn công.

 

TRẬN LÀNG VÂY

Trước trận đánh, Mỹ Ngụy có khoảng 350 lính Hoàng gia Lào từ cứ điểm Huội San chạy về Làng Vây nên quân số trong cứ điểm có khoảng 1074. Vũ khí, trang bị gồm có 4 khẩu cối 106,7mm, 4 khẩu cối 81mm, 16 khẩu cối 61mm, 2 khẩu ĐKZ 57mm, 1 khẩu ĐKZ 75mm, 27 khẩu M-79 một số M-72 và nhiều súng tiểu liên, trung liên, đại liên. Cộng với hệ thống do thám trinh sát dày đặc tại vĩ tuyến 17: Trên trời có OV-10 hiện đại (một loại máy bay trinh sát đặc biệt của không lực Mỹ), dưới đất có “cây nhiệt đới” cắm dọc các tuyến đường cùng biệt kích, thám báo…

bản đồ làng vây

Để tiến công cứ điểm này, quân ta đã huy động lực lượng gồm Trung đoàn bộ binh 24, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 675 pháo binh, 2 tiểu đoàn công binh, 2 đại đội đặc công, 1 đại đội súng máy phòng không, 1 trung đội súng phun lửa. Đặc biệt, có sự tham gia của 1 tiểu đoàn tăng thiết giáp. Đó là Tiểu đoàn 198 Trung đoàn 203 QĐNDVN sử dụng 16 xe tăng PT-76 (nhưng chỉ có 14 chiếc tham gia trận đánh này do 2 chiếc bị hỏng giữa đường hành quân).

Ta đã bí mật áp sát cứ điểm Làng Vây để tất cả được bí mật và luôn theo 1 nguyên tắc “Đi không dấu , nấu không khói , nói không tiếng”. Khi tiến quân vào Làng Vây phải vượt sông Sê Pôn, bộ đội công binh đã cùng với nhân dân ở đây chặt nứa kết bè cho xe tăng qua. Để giảm bớt trọng lượng, tất cả đạn của xe được bốc xuống, thậm chí xích cũng được tháo ra để vận chuyển bằng thuyền rồi qua bờ kia gùi đến lắp lại. Những chiếc xe tăng đầu tiên đã bí mật vượt sông Sê Pôn như thế. Cũng bỏi thế nơi đây đã xuất hiện những anh hùng “Gánh Xe Tăng” , Những người dân tộc Vân Kiều gùi xích xe tăng, bình điện, đạn , một trong những nhân chứng còn lại Già Pả Máng nay đã gần 80 tuổi, sống ở bản Sáu, xã Thuận.

Trận đánh bắt đầu lúc 23 giờ 30 phút ngày 6 tháng 2. Sau khi pháo binh bắn chế áp, bộ binh, đặc công và xe tăng của QĐNDVN tiến công cứ điểm từ 3 hướng: nam, tây bắc, và đông bắc. Đến 1 giờ 5 phút ngày 7 tháng 2, họ chiếm được khu trung tâm. Quân Mĩ và VNCH cố chống cự bằng súng chống tăng M-72, nhưng đa số hơn 100 quả đạn hoặc bắn trượt, hoặc văng ra khi gặp vỏ giáp nghiêng của xe PT-76. Vũ khí hiệu quả nhất là 2 khẩu súng không giật 106,7mm thì chỉ bắn hạ được 3 xe tăng trước khi bị phá hủy.

Từ 3 giờ 30 phút ngày 7 tháng 2, họ đã chiếm xong hầu hết các khu vực và bắt đầu truy quét quân địch ở các hầm ngầm, công sự. Đến 10 giờ cùng ngày, QĐNDVN đã làm chủ cứ điểm Làng Vây.

xe tăng làng vây

Sự xuất hiện của xe tăng QĐNDVN đã gây bất ngờ cho đối phương. Được xe tăng che chắn, các đợt tấn công đột phá của bộ binh QĐNDVN diễn ra nhanh chóng với thương vong khá thấp. Trong trận đánh này, phần lớn lực lượng quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã bị tiêu diệt hoặc bắt sống. Chỉ có một số ít lính Mỹ chạy thoát được tới căn cứ Khe Sanh dưới sự yểm trợ của không quân. Đặc biệt, ảnh hưởng tâm lý của trận đánh lớn tới mức những binh sĩ Việt Nam Cộng hòa và quân Hoàng gia Lào chạy thoát về được Khe Sanh đã bị lính Mỹ tước vũ khí và giam lại để đề phòng nội gián của QĐNDVN trà trộn vào phá hoại.

Chiến thắng Làng Vây đã phá vỡ một mảng lớn tuyến phòng thủ trên tuyến Đường 9 của Mỹ - Nguỵ, tăng thêm sức vây ép ở chiến trường Khe Sanh, dồn địch vào thế bị động đối phó. Chiến thắng Làng Vây không chỉ mang ý nghĩa chiến thuật chiến dịch mà còn là trận then chốt trong chiến thắng chung của chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, là trận chiến đấu hiệp đồng binh chủng đầu tiên có xe tăng tham gia của quân đội ta; góp phần chiến thắng Khe Sanh giải phóng Hướng Hoá – Quảng Trị, tạo đà cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968, mở ra khả năng cho ta thực hiện chiến lược “đánh cho Mỹ cút”, tiến tới “đánh cho nguỵ nhào”, giành độc lập, thống nhất Tổ quốc. Đồng thời thể hiện tinh thần gắn kết giữa quân và dân đặc biệt là công lao rất lớn của những người dân Vân Kiều gùi đạn gùi xích cho xe tăng vào trận bất ngờ ./.

Quangtri360.com

Media

Read 5977 times

Bình luận - Ý kiến của bạn