Back Du Lịch Quảng Trị Giếng Cổ Gio An

Giếng Cổ Gio An

Bình chọn
(5 votes)

Giếng Cổ Gio An tại xã Gio An huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị  là những công trình hệ thống dẫn thủy cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, là di tích có giá trị khảo cổ, văn hoá nghệ thuật độc đáo do người Chăm sáng tạo và được người Việt tiếp thu giữ gìn cho đến ngày nay. Theo ước tính Giếng Cổ Gio An đã có trên 5000 năm tuổi.

Hệ thống giếng cổ Gio An (Gio Linh , Quảng Trị) được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng di tích lịch sử-văn hoá cấp quốc gia theo quyết định số 08/2001/QĐ-BVHTT ngày 13 tháng 3 năm 2001., Hệ thống 14 giếng cổ bao gồm (Giếng Côi, Giếng Dưới, Giếng Búng, Giếng Trạng, Giếng Đào ở thôn An Nha. Giếng Gái1, Gái2, Giếng Nậy thôn An Hướng. Giếng Tép, Giếng Ông, Giếng Bà, Giếng Gai thôn Hảo Sơn. Giếng Máng thôn Long Sơn. Giếng Pheo thôn Tân Văn).

Các nhà khoa học giả thiết hệ thống giếng cổ được hình thành vào trong khoảng giai đoạn trong khoảng từ thế kỷ IX - XI thuộc thời đại Chăm. vào thời kỳ cuối của thời đại đồ đá mới, nghĩa là đã 5.000 năm tuổi.

Các giếng cổ nằm ở chân sườn các quả đồi đất đỏ bazan lớn, được tạo thành nhờ kỹ thuật lắp ghép, kè đá để khai thác các mạch nước ngầm trong lòng đồi. Từ trước đến nay, dù thời tiết khô hạn đến đâu, nước trong hệ thống giếng cổ vẫn không bao giờ cạn, vẫn trong xanh và mát lạnh.
Các công trình sống ở đây không mang hình ảnh những chiếc giếng thường thấy ở các làng xã, nông nghiệp ở đồng bằng, mà những mạch nước ngầm từ trên đồi ở những độ dốc khác nhau. Người xưa đã biết tận dụng và sắp xếp việc hứng nước, lấy nước, dẫn nước ... theo ý đồ của mình bằng cách xếp đá, ngăn dòng, lập bể, lập hồ dựng mương.

Đây là kỷ thuật khai thác nước với dạng cấu trúc độc đáo. Dựa trên nguyên tắc bình thông nhau, các ống đá được xếp chồng và nâng mặt nước trong giếng cao hẳn lên, từ đó tạo nên độ chênh với mặt bằng của lòng mương dẫn, nước sẽ theo các lỗ khoét trên thành giếng tràn ra ngoài. Loại hình này gồm có giếng Pheo, Giếng Boọng, Giếng Đàng.

Các nhà nghiên cứư về vấn đề khai thác nước dòng đá xếp ở Gio Linh- Quảng Trị, đều thừa nhận là trên địa bàn này đã có dấu vết sinh hoạt của con người từ thời đá mới sơ kỳ kim khí: “ Rìu đá ở đây là các loại rìu có vai và rìu tứ giác. Rìu có vai xuôi nhọn, chất liệu màu xanh đen...”
Trải qua một thời gian dài, như chúng ta đã biết đây là địa bàn cư trú của các dân tộc nói ngôn ngữ Môn-Khơ me. Họ có nguồn gốc Inđônêxia sinh tụ ở địa vực này từ lâu đời. Hình ảnh ấy vẫn còn đọng lại suốt thời kỳ người Chăm-pa lập quốc trên địa bàn quận Nhật Nam thời thuộc Hán những thế kỉ đầu Công nguyên.

Giếng cổ được chia thành 2 dạng:
Một dạng giếng có bể lắng và máng dẫn. Đây là những công trình liên hoàn rất quy mô, đòi hỏi sự tính toán kỹ thuật rất cao và chế tác đá công phu. Mỗi hệ thống giếng có 3 bậc. Bậc cao nhất là bãi hứng nước, bãi này rất rộng, có nơi hàng trăm mét vuông, xếp bằng đá cuội lớn, rất cứng. Từ bãi hứng này, nước chảy qua các máng, được đẽo từ đá tổ ong màu đen. Từ các máng, nước chảy xuống bậc thứ 2, gọi là giếng. Giếng này sâu hơn 1 mét, xếp bằng đá cuội lớn. Tiếp theo bể chứa là mương dẫn nước vào các ruộng bên dưới.
Dạng thứ 2 là những giếng được xây dựng ít công phu hơn, chỉ là những bể chứa được đào sâu và xếp bằng đá cuội lớn ngay cửa mạch nước trong sườn đồi trực tiếp chảy ra, làm cho giếng luôn đầy và mát lạnh.
Những hệ thống giếng này rất hoàn hảo về kỹ thuật, rất phù hợp với phương thức canh tác ruộng bậc thang.


KHÁM PHÁ GIẾNG CỔ

Theo Quốc lộ 1A Thị Trấn Gio Linh men theo tỉnh lộ TL75 bạn sẽ đến với Gio An nơi có hệ thống giếng cổ nổi tiếng và đặc sản Quảng Trị Rau Trên Đá .


Từ tỉnh lộ 75 theo hướng lên đường mòn Hồ Chí Minh (cách quốc lộ 1A 10km về phía Tây) bạn rẽ phải đi men theo những con đường hai bên phủ bóng cao su xanh mướt, bạn sẽ đến được làng An Hướng. Dù bạn rất mệt bởi cái nắng của mùa hè nhưng sau một chút nghỉ ngơi dưới những tán cây xanh trên đường xuống giếng và uống một ngụm nước trong chảy từ trong lòng đất thì cái mrệt nhọc trong bạn được xua đi.

Giếng Côi Là tên gọi để phân biệt với giếng Dưới chứ không phải vì nó mồ côi. Trước đây giếng Côi có mạch nước chảy từ nhiên từ trong lòng đất ra nhưng do quá trình bào mòn người dân đã chẻ đá và xây lại nhưng thời gian cũng đã trên 50năm. Giếng có 2 phần với chức năng khác nhau, phần trên là một một bể lắng, lọc trước khi chảy xuống giếng bằng 2 máng chảy ở hai bên. Bên dưới là giếng, nơi để người dân tắm giặt, sinh hoạt. Mạch nước chảy từ trong lòng đất chảy ra và quanh năm, mùa hè rất mát nhưng mùa đông thì lại ấm.


Toàn cảnh giếng Côi từ trên dốc đá nhìn xuống đá tự nhiên (ảnh: hoatgioan)

Giếng Dưới Nằm cách xa giếng Côi khoảng chừng 1km. So với giếng Côi thì giếng Dưới có diện tích nhỏ hơn và không đẹp bằng giếng Côi nhưng Giếng Dưới không thua kém gì độ trong và mát lạnh so với giếng Côi. Cùng với giếng Côi, đây là hai cái giếng cung cấp cho cả làng nguồn nước sinh hoạt trong những năm 2003 trở về trước. Hiện nay mặc dù người dân không còn lấy nước dùng sinh hoạt nữa (vì đã có nước giếng khoan) nhưng những giếng này không thể thiếu đói với ngưòi dân vào vụ gặt trong những buổi trưa hè.

Giếng Son - một cái tên rất hay được đặt cho cái giếng này nhưng không biết tự bao giờ. và giếng Son không phải nó đỏ như son mà vì nó chỉ có những cô gái còn son - chưa chồng mới được tắm ở đó.
Giếng Son chỉ cách giếng Côi về phía Tây khoảng 10 mét, giếng cũng có hai phần như giếng Côi, tuy nhiên để dẫn nước, máng dẫn được làm bằng thân cây tre chẻ đôi và được khoét mắt. Đến nay cũng chưa ai biết cái giếng này được quy định chỉ dành riêng cho con gái từ lúc nào nhưng có lẽ do nó nằm ở vị trí kín đáo hơn so với giếng Côi nên đã ưu tiên cho những cô gái chưa chồng và cũng có thể đây là một cách coi trọng và phân biệt trinh tiết của người phụ nữ ngày xưa...

Hệ thống Giếng Cổ ở Làng An Nha


Giếng Múc ở An Nha (nằm trong hệ thống giếng Trạng) trước đây chuyên dùng để lấy nước sinh hoạt. (ảnh: hoatgioan)


Giếng nam (dùng cho nam giới) thuộc hệ thống giếng Trạng, An Nha (ảnh: hoatgioan)




Giếng Nữ (dùng cho nữ) ở An Nha (ảnh: hoatgioan)


Giếng Phường ( An Nha) - (ảnh: hoatgioan)

 

Giếng Kình (An Nha) - (ảnh: hoatgioan)

Giếng Kình trước đây cũng là giếng có hai máng đá giống giếng Đào và giếng Nữ nhưng do bom đạn của chiến tranh đã phá hủy và làm biến dạng.

máng đá (giếng Kình An Nha) bị đánh vỡ do bom đạn (ảnh: hoatgioan)

 

Đường xuống Giếng Đào ( An Nha)

Giếng Đào - (ảnh: hoatgioan)

Giếng Đào ( An Nha) - (ảnh: tiengdantalu)

Giếng Đào là một trong những giếng cổ ở Gio An giữ được tương đối hình dáng nguyên vẹn ban đầu.


Giếng Ông ở Hảo Sơn - (ảnh: hoatgioan)

 

Giếng Bà (Hảo Sơn) - (ảnh: hoatgioan)

Giếng Bà - (ảnh: tiengdantalu)

 

Giếng Gai (Hảo Sơn) - (ảnh: tiengdantalu)

Giếng Gai - Giếng này chỉ dành riêng cho con gái xuống tắm.
Giếng nằm ở nơi kín đáo. Nghe nói ngày xưa các nàng Tiên đã từng xuống tắm ở đây

 

Giếng Pheo ở Tân Văn

 

Giếng Đìa

 



Giếng Tép



Rau trên Đá (Xà Lách Xoong) một loại rau đặc sản Quảng Trị

Giếng cổ đang ngày càng nổi tiếng, trở thành một địa chỉ hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến xem, nghe những câu chuyện cổ về chuyện làm giếng, được tắm nguồn giếng cổ để thưởng hương vị "nước siêu sạch" này.
So với các hệ thống giếng ở các vùng miền khác thì hệ thống ở giếng cổ ở Gio Linh có những nét độc đáo rất riêng. Đó là hệ thống giếng cổ ở đây không phải đào thẳng vào lòng đất như các hệ thống giếng ở tỉnh Quảng Nam, tỉnh Hà Tĩnh.. mà được khơi nguồn từ các triền dốc cao và có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Nước rất trong và không bao giờ cạn. Các loại giếng cổ ở tỉnh Quảng Trị chủ yếu có ở các làng An Nha, An Hương, Hảo Sơn, Long Sơn… thuộc xã Gio An huyện Gio Linh.
Giếng cổ ở tỉnh Quảng Trị còn có nét văn hóa tâm linh, điều đó thể hiện ở mỗi góc giếng cổ đều có một đền thờ, dù đền thờ ấy chỉ được đặt một vài viên đá cuội theo thể hình tròn… Ông Nguyễn Hữu Thọ, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Trị khẳng định, nét độc đáo và đặc biệt của hệ thống giếng cổ ở tỉnh Quảng Trị mang một tầm vóc về chiều sâu văn hóa. "Để được công nhận là di sản của thế giới trước hết các cơ quan chức năng cần quan tâm để bảo vệ giếng cổ không bị mai một trước thời gian".

Về góc độ lịch sử “giếng” ở Gio An là một công trình có giá trị lịch sử bởi chúng có nguồn gốc lâu đời. Ở đây con người từ nhiều thế hệ , nhiều nguồn gốc và ở những thời điểm khác nhau, từ nhu cầu và trình độ cụ thể mỗi thời cải tạo và xây dựng để thích ứng với điều kiện sống của mình.
Trên phương diện văn hoá, đây là công trình thể hiện những đặc trưng của cư dân nông nghiệp trong điều kiện tự nhiên cụ thể, đã tận dụng và khai thác cũng như ứng xử theo truyền thống của mình dù đã trải qua nhiều thế hệ chủ nhân nhưng trên mặt kỹ thuật họ vẩn kế thừa và phát huy thành quả của nhau trong việc tận dụng môi trường thiên nhiên phục vụ cuộc sống.
Xuất phát từ những giá trị ấy việc quy hoạch và bảo tồn hệ thống di tích này là một việc làm cần thiết và cấp thiết. Chẳng những bảo vệ được một hệ thống di tích có giá trị cao về lịch sử - văn hoá mà còn có thể phát huy thành điểm khai thác những thành tựu du lịch lịch sử-văn hoá sinh thái bổ ích cho du khách trong, ngoài nước.

Hiện nay một số giếng đang bị xuống cấp do tác động của chiến tranh, các mùa mưa lũ, và quá trình sử dụng của con người một số giếng cổ giếng đã bị hư hại đi rất nhiều.
Do vậy việc bảo vệ và chăm sóc để không làm mất đi vẻ nguyên sơ của nó là rất khó khăn.
Mong các cấp chính quyền sớm chung tay vào cuộc triển khai các biện pháp bảo vệ và khôi phục lại. Đây là mong muốn chung của người dân xã Gio An trước sự xuống cấp ngày một nghiêm trọng của giếng cổ.
Read 3952 times

Bình luận - Ý kiến của bạn